Hướng dẫn vệ sinh điều hoà không khí đúng cách.

Tư vấn

Điều hòa sẽ bị bám rất nhiều bụi trong quá trình sử dụng và điều này có ảnh hưởng tới hoạt động vủa máy như : làm máy tỏa hơi lạnh kém, cục nóng giảm nhiệt, cục lạnh không trao đổi nhiệt được.

Mặc dù những thiết bị điều hòa từ những thương hiệu này có độ bền tốt, tuổi thọ cao nhưng sau một khoảng thời gian sử dụng sản phẩm này nếu không được làm vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên sẽ rất dễ khiến cho máy gặp phải những sự cố như: bị chảy nước, bị đóng tuyết hay có mùi hôi phát ra…

Việc không thường xuyên vệ sinh điều hòa có thể gây đến các hiện tượng hỏng hóc sau: 

  • Điều hòa chạy gây ra tiếng ồn lớn hay kêu to
  • Điều hòa bị thiếu gas, hết gas
  • Điều hòa liên tục nhưng không lạnh
  • Block của thiết bị chạy và dừng liên tục do quá tải
  • Điều hòa bị chảy nước
  • Gió thổi từ điều hòa có mùi hôi gây khó chịu

Khi điều hòa xuất hiện những dấu hiệu trên thì bạn nên tiến hành tự vệ sinh điều hòa ngay tại nhà để thiết bị tránh những hỏng hóc nặng nề không đáng có nhé!

2. Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa

Quy trình vệ sinh dàn lạnh.

  • ​Ngắt nguồn điện.
  • Tháo Filter lọc bụi, tháo bo mạch điều khiển, tháo mặt nạ, tháo máng nước, sau đó xịt rửa bằng nước sau đó sấy khô các thiết bị.
  • Vệ sinh các họng gió hồi và họng gió cấp.
  • Thao tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao nilon để che mô tơ quạt dàn lạnh.
  • Tiến hành xịt dàn lạnh, lưu ý khi xịt để vòi xịt vuông góc với dàn giải nhiệt để tránh bị móp dàn, chỉnh áp lực máy bơm vừa phải, tránh trường hợp làm xếp những lá nhôm tản nhiệt khi áp lực nước quá mạnh và nước bắn ra ngoài.
  • Xịt vệ sinh bơm thoát nước ngưng.
  • Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải đảm bảo đường ống thật sự thông thoát.
  • Kiểm tra các mối liên kết treo đỡ dàn lạnh đồng thời xiết chặt tất cả các mối nối điện tại các cấu nối. Bạn cũng để ý kiểm tra chế độ hoạt động của các van tiết lưu của thiết bị.
  • Vệ sinh các cửa cấp gió tươi.
  • Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh của thiết bị điều hòa Panasonic, Dai các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa bạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Sau khi đợi 30 phút để thiết bị khô bật điều hòa và kiểm tra lại điều hòa có hoạt động tốt không.

Quy trình vệ sinh dàn nóng.

  • Tháo gỡ vỏ máy, che chắn các phần tử điện và bo mạch lại, dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt, xịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ.
  • Không được xịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử, gắn lại vỏ máy. Sau khi hoàn tất các công việc trên bạn cho điều hòa chạy và kiểm tra các thông số kỹ thuật.

3. Lưu ý khi vệ sinh điều hòa

Khi tiến hành vệ sinh điều hòa bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Tháo lưới lọc dàn lạnh rửa thường xuyên 1 tháng/lần. Riêng phần dàn nóng khi tiến hành vệ sinh, sửa chữa bạn có thể lấy vòi nước xịt thẳng xuôi theo các lá nhôm mỏng, tránh xịt gần các vị trí có bảng mạch gây hỏng hóc.
  • Tuyệt đối không để phần Outdoor của điều hòa tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, tránh đặt đúng hướng nước mưa bắn vào trực tiếp, để không làm hư bo mạch.
  • Do những loại điều hòa trên có khả năng chống ăn mòn cao hơn các sản phẩm điều hòa khác trên thị trường gấp 4 lần nên khả năng thích ứng tốt, nhưng không có nghĩa bạn thiếu lưu ý đến các bộ phận dàn nóng lẫn dàn lạnh trong quá trình vệ sinh.
  • Hãy đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi vệ sinh điều hòa cả khi trong việc leo trèo. Nếu bạn không thể tự vệ sinh điều hòa được, hãy gọi nhân viên đến để thực hiện công việc đó giúp bạn nhé.

4. Bao lâu nên vệ sinh điều hòa 1 lần?

Sau một thời gian dài hoạt động nếu bạn không tiến hành bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa thì cục nóng cục lạnh bám bụi rất nhiều, lượng bụi bẩn bám vào dàn nóng và dàn lạnh tùy thuộc và tần suất sử dụng nhiều hay ít và môi trường lắp đặt cục nóng và cục lạnh. Sự trao đổi nhiệt giữa dàn nóng và dàn lạnh càng lúc càng kém làm ảnh hưởng hiệu suất làm lạnh của máy vì vậy việc vệ sinh điều hòa  thường xuyên và định kỳ là cần thiết.

  • Đối với điều hòa ở các gia đình thường ít khói bụi ô nhiễm, tần suất hoạt động ít, thời gian nên vệ sinh điều hòa là 6 tháng/lần.
  • Đối với điều hòa tại các cơ quan, công sở, văn phòng, thời gian vệ sinh điều hòa do nhu cầu sử dụng nhiều nên tiến hành vệ sinh từ 3 – 4 tháng/lần.
  • Đối với điều hòa đặt tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp may mặc có môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, thời gian nên tiến hành vệ sinh điều hòa : 1,5 – 3 tháng/lần.

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

kakao